Khi gia công với máy phay CNC, để đạt được sai lệch kích thước thước theo yêu cầu, ta sẽ bù vào phần Wear trong Offset Setting. Thực chất, từ Wear ở đây có nghĩa là để bù mòn dao, tuy nhiên ta vẫn sử dụng nó trong mục đích bù để đạt sai lệch kích thước theo yêu cầu. Ta cũng có thể bù thẳng vào bán kính của dao trong phần GEOM (D). Tuy nhiên cách này ít được dùng vì nó phải cộng, trừ vào bán kính dao, có thể gây ra nhầm lẫn nếu không nắm chắc nguyên lý.
Đối với biên dạng nổi (chi tiết dạng đảo) thì ta bù sai lệch vào phần Wear, sai lệch dương thì bù dương, sai lệch âm thì bù âm.
Ví dụ trong bài tập phía dưới, ta cần gia công đảo nổi có kích thước 35.1 là kích thước nằm giữa miền dung sai của kích thước này, trong đó kích thước danh nghĩa là 35, như vậy dung sai là +0.1, ta chia đều ra 2 bên, có nghĩa là mỗi bên sẽ phải dư +0.05. Như vậy trong phần Wear khi gia công đảo này ta phải nhập +0.05. Hiểu nôm na cách bù của máy như sau: Giả sử ta dùng dao 16 để gia công thì khi bù máy sẽ bù 1 lượng bằng bán kính (R=8), nếu ta nhập trong Wear của hàng này thêm +0.05, thì tổng lượng bù mà sẽ thực hiện là 8.05, tức là máy sẽ chạy sao cho tâm trục chính cách ra (bù) 8.05 so với biên dạng, trong khi đó đường kính dao vẫn là 16 (R8) và như vậy sẽ dư ra 0.05
Đối với chi tiếu lỗ (hốc) thì ngược lại, có nghĩa là nếu lỗ có sai lệch dương thì ta phải bù âm.
Ví dụ: Cần gia công lỗ đường kính 20.12, trong đó 20 là kích thước danh nghĩa, như vậy phần sai lệch là +0.12. Chia đều cho 2 bên thì mỗi bên sẽ phải dư ra +0.06. Tuy nhiên khi nhập vào Wear ta sẽ nhập là -0.06
Dưới đây là một bài tập căn bản về bù dao để đạt sai lệch kích thước theo yêu cầu
Video thực hiện trên máy thực