HỌC LẬP TRÌNH CNC CHO NGƯỜI MỚI CÓ KHÓ KHÔNG? MẤT BAO LÂU?

0 Comments

CNC (Computer Numerical Control) là thuật ngữ ra đời vào những năm 1940-1950 dành cho hệ thống những máy móc cơ khí được điều khiển bằng máy tính. Máy CNC được sử dụng trong việc cắt kim loại và khắc hoa văn trên bề mặt kim loại một cách chính xác nhờ vào các lập trình trên máy tính. Như vậy, lập trình CNC về cơ bản là việc lập trình cho những chiếc máy CNC đòi hỏi độ tỉ mỉ và chính xác cao. Bài viết dưới đây sẽ đem lại cho bạn những thông tin hữu ích về lập trình CNC, lập trình CNC 5 trục cũng như các gợi ý về việc học lập trình CNC.

Học lập trình máy CNC

Lập trình CNC là cách lập trình viên tạo ra cách thức giao tiếp và điều khiển máy CNC. Lập trình CNC được dựa trên các G-code cho đến mã M Code mặc định cho máy CNC, và lập trình viên sẽ viết các đoạn code để máy thực hiện những yêu cầu theo mong muốn. Code CNC thường được các hãng sản xuất máy cài đặt sẵn và các lập trình viên cần phải tuân thủ các trình tự này. Lập trình CNC có thể là lập trình tay hoặc nhờ sự trợ giúp của phần mềm Cad Cam. 

Việc học lập trình CNC cơ bản sẽ đòi hỏi bạn cần phải ghi nhớ tất cả các từ đại diện các mã lệnh. Với vai trò là người lập trình, khi tiếp cận các máy CNC, bạn cần tập trung việc học hỏi kiến thức đối với bốn yếu tố chính: 

  • Những bộ phận cấu thành chính của máy; 
  • Cần thuộc lòng các hướng (trục) chuyển động của máy; 
  • Hiểu rõ vai trò của các thiết bị phụ được gắn với máy chính;
  • Nắm rõ các tính năng lập trình của máy và cách sử dụng chúng.

Khi học lập trình CNC bạn cần chú ý tới các tính năng kỹ thuật sau đây:

1. Tốc độ quay tối đa của trục chính v/phút?

2. Trục chính có mấy dải tốc độ và giới hạn tốc độ của mỗi dải?

3. Công suất mô tơ của trục chính và các trục chạy dao?

4. Khoảng gia công cực đại theo mỗi hướng?

5. Máy có thể làm việc được với bao nhiêu dao?

6. Kết cấu băng máy (dạng vuông, dạng mộng và/hoặc bi (bạc đạn) đũa?

7. Tốc độ chạy bàn nhanh?

8. Tốc độ cắt tối đa?

Việc hiểu rõ về kết cấu và tính năng của máy CNC sẽ giúp ích cho bạn rất nhiều trong quá trình lập trình điều khiển máy.

Như vậy, khi học lập trình máy CNC, người học cần nắm vững các kiến thức về tất cả các mã G-code hay M code, nguyên lý hoạt động cũng máy CNC cũng như biết cách khắc phục những lỗi thường gặp.

Học lập trình CNC 5 trục

Việc sử dụng máy gia công 5 trục đang dần trở nên phổ biến, tuy nhiên lượng lập trình viên có thể sử dụng và lập trình máy 5 trục hiện còn thiếu hụt.

Lập trình CNC 5 trục không chỉ đòi hỏi các kiến thức về lập trình, mà còn yêu cầu phải thực sự am hiểu hiểu về các hình dạng 3D để có thể đảm bảo việc vận hành máy cũng như các yêu cầu nhất định về sản phẩm. 

Như vậy, khi học lập trình CNC 3 trục, bạn cần nắm chắc kiến thức lập trình và hình dạng 3D của các vật thể nhằm đảm bảo độ chính xác của các bề mặt quan trọng.

Học lập trình CNC mất bao lâu?

Việc học lập trình CNC sẽ liên quan đến hai phần: mảng lý thuyết và vận hành trực tiếp trên máy.

  • Lý thuyết: Phần lý thuyết sẽ giúp bạn học cách tự viết các đoạn code hoặc sử dụng những phần mềm như CAM để hỗ trợ bạn viết code dễ dàng hơn.
  • Thực hành: Đây là giai đoạn quan trọng giúp bạn ứng dụng những kiến thức quan trọng vào việc vận hành, cũng như giúp bạn làm quen với các lỗi/tình huống phát sinh trong thực tế.

Với hai mảng như vậy, tùy thuộc vào trình độ và thời gian bạn dành cho việc học và thực hành thì việc học lập trình CNC sẽ có thể kéo dài trong vài tháng.

Đối với việc học lập trình cho người mới bắt đầu, bạn cần làm quen với ngôn ngữ lập trình cũng như cấu tạo của máy CNC trước khi bắt đầu thực hành việc lập trình. Một số tài liệu tự học lập trình CNC cho người mới bắt đầu mà bạn nên tham khảo bao gồm:

  • Lập trình gia công trên máy CNC – ĐH Bách Khoa.
  • Các lệnh trong lập trình CNC.
  • Lập trình gia công trên máy tiện CNC.
  • Công nghệ và lập trình phay CNC.
  • Chế độ cắt trên máy 4 trục.
  • Bài giảng máy CNC – Bách Khoa Đà Nẵng.
  • Lập trình phay CNC.

Trên đây là những thông tin về máy CNC giúp bạn có thể tiếp cận việc học một cách dễ dàng và hiệu quả hơn.

Leave a Reply