Ký hiệu vật liệu trong gia công cơ khí có vai trò rất quan trọng đối với người làm cơ khí. Hầu hết các ký hiệu mà chúng ta được học trong sách đang bị lỗi thời so với thời kỳ mà công nghệ vật liệu đang phát triển như vũ bão này.
1.Kí hiệu Thép thông thường(一般構造用鋼材)
ví dụ kí hiệu S S 400
chữ cái S thứ nhất là Steel (thép)
chữ cái S thứ hai là Structure (thép cán nguội thông thường)
400 là Mức chịu kéo thấp nhất 400 N/mm2
2. Thép Cacbon thông thường(一般構造用炭素鋼材)
Kí hiệu S 45 C-H
S đầu tiên vẫn là Steel
45 là hàm lượng carbon 0.45%
C là Carbon(炭素)
Chữ cái ở cuối thì có vài loại:
A:Thép cán để nguyên(k có xử lý bề mặt)(延長されたまま)
N:Thép tôi qua (k có quá trình ram giảm ứng suất)(焼きならし)
H: có tôi và ram để giảm ứng suất(焼きいれ・焼き戻し)
S:Thép cán tiêu chuẩn
K: Thép cao cấp
3. Thép hợp kim dành cho máy móc nói chung
Ví dụ: S CM 4 15
S vẫn là Steel
CM nói lên thành phần chính. CM là Chromium Molybden, Nc là Nickel Chromium
4 là má số hợp kim gốc
15 là hàm lượng carbon 0.15%
4. Thép dụng cụ
Ví dụ: S KD 11
S là Steel
KD là nói về loại hợp kim. K là Kougu thép dụng cụ carbon, KH là thép dụng cụ tốc độ cao, KS là thép dụng cụ hợp kim, KD là Thép dụng cụ hợp kim dùng chủ yếu cho khuôn đột dập
5.Thép Tấm mỏng
Ví dụ S PC C -SD
S là Steel
PC là Plate Cold(thép tấm cán nguội), nếu là PH thì là Plate Hot(Thép tấm cán nóng), EC thì là thép tấm có xử lý bề mặt bằng mạ.
C thiếp theo chỉ kiểu: C là thông thường, D là dùng cho dập(絞り用), E là dùng cho đột Dập sâu
※ Thép cán nóng và thép cán nguội thì khác nhau ở điểm gì? Cán nguội bề mặt mịn màng hơn nên hay được dùng làm các chi tiết che chắn bên ngoài của máy, các cửa chắn gầm máy. Đương nhiên là phải sơn lên nữa. Cán nóng thì dùng làm các chi tiết uốn hoặc hàn từ tấm.
Tiếp theo là chữ S cuối: Nếu là A thì là thép có tôi qua, S là thép có chất lượng tiêu chuẩn, nếu là số 8 thì là có độ dứng 1/8, nếu là 4 thì độ cứng 1/4, nếu là 2 thì có độ cứng 1/2, nếu là 1 thì là độ cứng 1. Cái này thì mình cũng chưa từng đi chi tiết đến tận vị trí của chữ này nên cũng k rõ khi nào mới cần. vì thường thì mình dùng SPHC hoặc SPCC, khi bên gia công nhận thì tùy họ chọn vì chi tiết làm chả quan trọng lắm.
Cuối là chữ D là nói về bề mặt xử lí Dull (làm bề mặt xám xịt lại) nếu là chữ B thì là Bright tức là làm sáng lên
6. Thép không gỉ Stainless
Ví dụ S US 430 P
S là Steel
US là Use-Stainless thép k gỉ
430 nói về thành phần hay cấu trúc thép’
304 là thép 18-8(Austenite(
420 là thép 13Cr (Martensit)
430 là 18Cr (ferrite)
440 là Martensit
631 là 17-7PH loại này được xử lí bề mặt làm tăng độ cứng bề mặt lên tới HV80 đến HV 90, đặc biệt với SUS623J1 thì lên tới HV150
Chữ cái cuối P là thép tấm, W là dạng sợi, BE(B(Bar)E(Extruded) là dạng thanh đùn, BD(B(Bar)D(Drawing) là dạng thanh kéo, BF là (B(Bar)F(forging)dạng rèn(鍛造:たんぞう)
7. Nhôm
Ví dụ A 2017 P
A là Aluminium
2017 là nói về thành phần hợp kim nhôm
1XXX: Nhôm thuần 99.0%
2XXX: Hợp kim Al-Cu-Mg
3XXX: Hợp kim Al-Mn
4XXX: Họp kim Al-Si
5XXX: Hợp kim Al-Mg
6XXX: Hợp kim Al-Mg-Si
7XXX: Hợp kim Al-Zn-Mg
8xxx: Ngoài các thành phần bên trên
Trong công việc thì mình hay thấy dùng A2017, A5xxx, A7075. Trong 3 loại này thì A2017 và A7075 khá cứng nên khi làm ren k phải thêm E-sert tiếng nhật là ヘリサート để tăng cường độ khi vặn ren(k bị bung khi siết quá mạnh)
Còn muốn tra chi tiết hàm lượng trong hợp kim nhôm thì xem trang này để rõ hơn vì có vô sốc mác nhôm mà nếu liệt kê ra chắc viết cả năm luôn.
Chữ cuối P thì giống như phần nói về Thép k gỉ, P là dạng tấm, W là dạng sợi, BE(B(Bar)E(Extruded) là dạng thanh đùn, BD(B(Bar)D(Drawing) là dạng thanh kéo.
8. Hợp kim Đồng
Ví dụ: C 1020 BD
C là cupper tức là đồng
dãy số tiếp theo thì phân chia kiểu thép k gỉ:
1xxx: Dòng chứ hàm lượng đồng cao(có thể coi như thuần Đồng)
2xxx: hợp kim Cu-Zn
3xxx: Hợp kim Cu-Zn-Pb
4xxx Hợp kim Cu-Zn-Sn
5xxx: Hợp kim Cu-sn/Cu-Sn-Pb
6xxx: Hợp kim Cu-Al
7xxx: Hợp kim Cu-Ni/ Cu-Ni-Zn
Chữ cuối BD thì giống các cái khác P là dạng tấm, W là dạng sợi, BE(B(Bar)E(Extruded) là dạng thanh đùn, BD(B(Bar)D(Drawing) là dạng thanh kéo, BF là (B(Bar)F(forging)dạng rèn(鍛造:たんぞう)
9. Nhựa
Cái này thì chỉ có danh sách 1 số loại thế này:
ABS: Acrylonnitrile/ Butadiene Styrene
AS: Styrene Acrylonitrile
PA6: Poly Amide6
PC: Poly Carbonate
PE: Poly Ethylene
PET: Poly Ethylene terephthalate
PF: Phenol Formaldehyde
POM: Poly Xoy Methylene
PP: Poly Propylene
PS: Poly Styrene
PU/PUR: Poly Urethane
Cái mà mình mới biết đến và từng dùng là PET vì hay làm cửa trong suốt, POM khi làm đầu kẹp của Clamp có đặc tính chịu nước khá tốt mà ma sát thấp.